Tại sao mật ong sủi bọt? Cách xử lý mật ong bị sủi bọt

Bạn đang gặp tình trạng mật ong sủi bọt, đừng lo lắng bài viết sau đây sẽ giải thích tại sao mật ong sủi bọt và cách xử lý mật ong khi bị sủi bọt đơn giản nhất cho bạn.

Tại sao mật ong sủi bọt?

Do mật ong chưa qua xử lý công nghiệp

Mật ong sau khi thu hoạch chưa qua quá trình xử lý sẽ xuất hiện nhiều bọt khí. Nguyên nhân, do lượng phấn hoa, sáp ong còn sót lại trong mật ong gây nên.

Khi qua xử lý công nghiệp, mật ong sẽ được lọc sạch tạp chất, được cân bằng độ đặc, độ ngọt, thêm chất bảo quản giúp tăng thời gian sử dụng. Mật ong đã qua xử lý sẽ ít bọt hơn nhưng giá trị dinh dưỡng của mật cũng giảm hơn so với mật không qua xử lý công nghiệp.

Do thành phần loại hoa của mật ong

Thành phần hoa trong mật ong cũng quyết định độ bọt của mật, ví dụ như mật ong hoa nhãn, vải, chôm chôm sủi bọt nhiều, mật ong hoa cà phê, cao su ít sủi bọt. Đối với lại mật ong hơn 2 loại hoa trong thành phần thì có độ sủi bọt nhiều hơn mật ong nuôi.

Do quá trình vận chuyển

Mật ong chứa nhiều enzym, protein, axit amin có độ kết dính cao, có khả năng sinh bọt. Nên trong quá trình vận chuyển nếu gặp rung lắc sẽ khiến bọt trong mật ong nổi nên và tích tụ ở phía trên. Đừng quá lo lắng, chỉ cần cố định vị trí đặt mật ong sẽ giúp bọt lắng xuống.

Do nhiệt độ cao

Tại sao mật ong sủi bọt? Cách xử lý mật ong bị sủi bọt 3

Nhiệt độ cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến mật ong sinh bọt trắng khi rót hoặc vận chuyển.

Bảo quản mật ong nơi thoáng mát tránh nhiệt độ cao, không đựng đầy mật, cần mở nắp kiểm tra giúp giảm áp suất trong chai chứa mật sẽ giúp bạn tránh tình trạng mật ong lên bọt.

Do lượng nước trong mật ong cao

Mật ong có hàm lượng nước cao hơn 19% sẽ dễ lên men và có thời gian sử dụng ngắn hơn so với mật ong có hàm lượng nước thấp.

Do mật ong khai thác khi còn non

Khai thác sớm cũng là một trong những nguyên nhân khiến mật ong có bọt, mật ong được khai thác khi già sẽ ít bọt và ngon mật ong non.

Mật ong sủi bọt có sao không?

Sủi bọt ở mật ong là hiện tượng phản ứng hóa học, vật lý tự nhiên, không gây độc, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Cần lưu ý, mật ong sủi bọt quá nhiều có thể gây nổ, nứt bình đựng mật ong khiến sâu bọ xâm nhập ảnh hưởng tới chất lượng hoặc gây hỏng.

Cách xử lý mật ong bị sủi bọt

Tại sao mật ong sủi bọt? Cách xử lý mật ong bị sủi bọt 4

Khi mật ong đang bị sủi bọt, không nên mở nắp chai ra để tránh mật ong bị trào, phun ra ngoài, và thực hiện các sau:

  • Đặt mật ong cố định, để bọt từ từ lắng xuống.
  • Cho mật ong vào ngăn mát tủ lạnh một lúc, đây là cách xử lý nhanh. Tuy nhiên, không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh sẽ làm mật ong bị mất dưỡng chất.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về “Tại sao mật ong sủi bọt? Cách xử lý mật ong bị sủi bọt“. Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết, hãy để lại comment tại mục bình luận, Dr Khỏe sẽ giải đáp cho bạn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x